Oke, web cũng đa làm xong, chiến lược đã suy tính, mọi thứ đều ổn!
Bạn đang hoàn thiện Website / Blog của mình và cuối cùng ngày công bố đã tới!
Thật tuyệt và hào hứng phải không nào, nhưng cẩn thận không bao giờ là thừa cả!
Liệu bạn đã suy nghĩ kỹ càng về mọi thứ, liệu có gì thiếu không? Trước đây đã rất nhiều người hấp tấp mà làm nứt lun căn nhà quý già này của mình.
Sau đây là 5 thứ bạn cần phải kiểm tra lại trước khi thực giới thiệu web ra công chúng.
1. Tính ứng dụng của web
Thử nghiệm lại tính ứng dụng của Website là điều cần thiết để có thể đảm bảo cho sự thành công của bạn. Bởi khi bạn đã hài lòng về trang web của mình rồi thì ý kiến của người dùng sẽ ra sao nhỉ? Đừng chờ đợi đén khi công bố nó mới có cái nhìn khách quan! Hãy tiến hành ngay một cuộc thử nghiệm để có thể nắm đươc những nhược điểm của trang bạn.
Để thực hiện cuộc kiểm nghiệm này, bạn nhờ tới 5 người dùng là vừa đủ. Hãy nhờ họ thử thao tác trên web của bạn và quan sát để có thể lập một danh sách những thứ mà bạn nên đặt lên đầu (chẳng hạn như đăng ký nhận newsletter, liên hệ, tìm kiếm sản phẩm nào đó trên Website,v.v). Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra được tính logic trong Website của mình và hiệu quả sử dụng. Khi quan sát mọt người dùng thao tác trên web bạn, bạn sẽ có thể có cái nhìn sáng suốt nhất về cách mà người dùng sẽ sử dụng trang web của bạn trong thực tế cũng như giúp bạn hoàn thiện nó.
· Cần lưu ý: Thời gian tải các trang của bạn đang như rùa bò không?
Người dùng thường mất kiên nhẫn và thông thường những trang tải quá lâu sẽ khiến họ chán nản hay lam giảm lượng đặt hàng. Những ứng dụng trực tuyến miến phí như PageSpeed sẽ giúp bạn nhận ra tốc độ tải của mình. Nếu bạn cảm thấy nó quá chậm thì có thể dung lượng hình ảnh của bạn hay độ dài của trang bạn là một trong những nguyên nhân.
· Điều cuối cùng là thích ứng trên điện thoại.
Trang Website của bạn có phù hợp với giao diện điện thoại không? Người dùng có thể dễ dàng lướt web trên điện thoại, máy tính bảng hay máy tính của họ không. Phương diện này có thể được nghiên cứu khi bạn tiến hành thử nghiệm tính ưng dụng của mình hay trực tuyến nhờ ứng dụng này.
2. SEO: tối ưu dành cho công cụ tìm kiếm
Nếu bạn muốn dùng phương pháp truyền miệng và những phươn tiện truyền thông truyền thống để đảm bảo cho việc quảng bá trang Website thì bạn không nên lờ đi việc index trang bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Trên thực tế thì đó là một bước thiết yếu cho sự phát triển của một thương hiệu. Nội dung của bạn cần được tối ưu hóa để giúp bạn có thể được dễ dàng tìm thấy bởi người dùng thông qua tên doanh nghiệp cũng như từ khóa.
Để tối ưu trang web của mình, hãy suy nghĩ tới danh sách những cụm từ mà thông qua chúng bạn muốn được tìm thấy và hãy đưa chúng khéo léo vào trong các bài viết, tiêu đề,v.v…
3. Thống kê
Việc kết nối Website của bạn với một ứng dụng thống kê là điều cần thiết bởi điều này không chỉ giúp bạn theo dõi lượng truy cập mà còn giúp bạn nắm băt sđược rất nhiều thông tin như từ đâu mà người dùng biết đến web bạn? Họ nán lại web bạn bao lâu? Những trang nào người dùng thường thích đọc nhất? Tier lệ khách hàng quay trở lại web bạn và những từ khóa nào lại dẫn họ tới trang bạn? Rất nhiều thông tin sẽ giúp bạn hoàn thiện nội dung và cải thiện tỉ lệ chuyển đổi của bạn. Những công cụ như Google Analytics hay Google Webmaster Tools được khuyên dùng.
4. Tạo lòng tin cho người dùng
Tạo được lòng tin ở những khách hàng là điều thiết yếu để dẫn tới việc họ quay trở lại web bạn mua hàng và làm tăng lượng truy cập. Trước khi đưa ra trang web bạn nên chắc chắn rằng nó bao gồm mọi yếu tố cần thiết để tạo nên lòng tin như những thông tin pháp lý rõ ràng và dễ tìm thấy, điều kiện mua bán chúng, địa chỉ liên hệ rõ ràng, logo những đối tác, một mục “Chúng ta là ai?” để chỉ ra đằng sau trang này là ai,v.v…mọi thứ có thể lấy lòng tin của khách hàng và chứng tỏ hoạt động kinh doanh nghiêm túc đều có thể làm tăng lượng người xem!
5. Chia sẻ
Điều cuối cùng là dù bạn muốn sử dụng phương tiện quảng bá nào đi nữa thì bạn cũng cần phải nhờ đến mạng xã hội và những phương tiện chia sẻ khác như blog. Hãy chắc rằng web bạn được thích ứng những nút chia sẻ với Twitter, Pinterest hay một mạng xã hội khác và lập một cầu nối giữa trang web của bạn và nhiều mạng xã hội khác nhau. Điều này sẽ giúp độc giả của bạn đăng ký trên đó để theo dõi tin tức về bạn và trên hết là chia sẻ chúng! Hãy tạo cho mình một tài khoản trên mọi mạng xã hội và thúc đẩy hoạt động truyền thông của mình trên mọi phương diện!